Chứng nhận
Giải thưởng
Thống kê
Trực tuyến: 15
Lượt truy cập: 1441877
| Phong thủy và hệ thống cấp thoát nước
Đối với nơi cư trú, nước đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt của người ở và tạo một môi trường ở trong lành. Dẫn nước vào (Thủ thủy) và thoát nước ra (Bài thủy) đều phải thông suốt và tránh rò rỉ, thất thoát và ô nhiễm. Nếu xét riêng trong khu vực dưới nền nhà, hệ thống cấp - thoát nước cần tách bạch để đảm bảo vệ sinh và dễ dàng sửa chữa. Phần thô của nhà chỉ được xem là ổn định khi tính toán và thực thi hợp lý hệ thống Thủ Thủy và Bài Thủy.
Đó là những yếu tố cơ bản khi bố trí hệ thống cấp nước dưới nền nhà. Đa số nhà ở hiện nay dùng bơm hút nước lên bồn chứa trên cao rồi xả xuống dùng, do vậy dù là nước từ nguồn thủy cục hay nước giếng khoan thì cũng cần làm ngắn, gọn gàng. Cố gắng giảm khoảng cách từ nguồn nước vào đến ống đứng và điểm chứa để tránh bị giảm áp lực và hại máy bơm. Do Thổ khắc Thủy, tránh để đất cát bụi bẩn lẫn vào tuyến ống nước sinh hoạt. Ống cấp nước luôn phải đặt bên trên ống thoát khi hai tuyến đi gần nhau. Bồn chứa hiện nay tránh làm theo kiểu xây bể nỗi dễ bị nhiễm khuẩn mà nên xây hồ chìm rồi đặt bồn inox hoặc bồn nhựa xuống. Nếu muốn lọc nước thì cần gắn hệ thống lọc cho bồn trên mái (Hình 1), bồn dưới trệt chỉ là trung chuyển. Bố trí bồn nước mái cần đặt tại vị trí trung tâm (so với các khu vực cần dùng nước của nhà). Phong thủy xưa quan niệm về Thủy Khẩu là chỗ nước chảy ra và chảy vào Minh Đường, trong đó khoảng cách giữa chỗ nước chảy ra và nước chảy vào nên rộng và tách biệt. Do đó đối với trường hợp nhà phố ta có thể thấy rằng: nếu đã Thủ Thủy vào bên trái nhà (Thanh Long) thì nước thoát ra nên ở bên phía ngược lại (Bạch Hổ).
Một số người quan niệm nhà phải Tụ Thủy nên làm hồ nước (hồ cá, hồ phun, non bộ hay thác) trong nhà. Thực ra cần chú ý đến việc đảm bảo sao cho những hồ này không là nơi tụ ẩm, phát sinh muỗi và dể gây ngấm, ảnh hưởng đến Trường Khí nội thất. Điểm Tụ Thuỷ cũng là nơi vừa phải bố trí cấp nước liên tục, luân chuyển, vừa đảm bảo thoát nước thông suốt, dể dàng, đồng thời tránh làm sâu quá hay nhiều góc cạnh gây nguy hiểm cho trẻ em. Tốt nhất là điểm Tụ Thủy nên có dạng hành Kim (tròn hoặc bán nguyệt) và hành Thủy (uốn lượn mềm mại) để Tương Sinh Ngũ hành.Chỉ nên làm non bộ khi nhà có diện tích rộng và đảm bảo ánh sáng Dương quang trực tiếp. Đối với nhà phố nhỏ hẹp chỉ nên dùng hồ cá hoặc vòi phun có bệ tràn đơn giản (Hình 2).
Trong thực tế vẫn còn khá nhiều nhà hiện nay thoát nước ra đường ống phía sau (khoảng thông hành địa dịch) nhưng nói chung tốt nhất là nên thoát nước ra trước nhà. Lợi điểm thứ nhất là dễ dàng sửa chữa, không ảnh hưởng nhà khác và đảm bảo vệ sinh mỹ quan chung. Thứ hai là phù hợp với vị thế của ngôi nhà (phía trước là Minh Đường bằng phẳng có tụ thủy, phía sau là Hậu chẩm cao ráo làm điểm tựa vững chắc).Tất nhiên là nguyên tắc trên áp dụng cho nhà phố đô thị với một mặt tiếp giáp đường phố và hệ thống thoát nước phía trước. Trường hợp nhà có mặt đường bên hông hay nhà vườn có diện tích đất rộng thì hướng thoát nước phải căn cứ cụ thể theo điều kiện địa hình, độ dốc và phương vị của nhà.Việc thoát nước ra trước nhà cũng cần hiểu là tuyến ống thoát đi ra phía trước nhưng tránh đi ngay giữa nhà.Theo nguyên tắc Phong thủy, làm vậy là phạm vào trục chính của nhà.Ta cần đi sát tuyến ống về một bên, đánh dấu vị trí hố ga và nắp thăm hầm phân tại những điểm kín đáo như gầm cầu thang, kho, sàn nước hay chỗ để xe để khi cần sửa có thể mở lên rồi lát gạch lại dễ dàng và thẩm mỹ hơn, bên ngoài làm tủ che kín (Hình 3). Hệ thống thoát nước nên tập trung về một phía, tránh phân tán nhiều khó kiểm soát. Các hố ga và miệng cống trước nhà không được án ngữ cửa ra vào rất bất lợi, các đường ống cần hạn chế cua quẹo gấp khúc gây khó khăn cho việc thoát nước thải.
Nếu nhà dài, cần đôn nền cho đủ độ dốc để các ống thoát nước từ sau đổ ra trước được nhanh. Ống dùng thoát nước đường kính luôn luôn lớn hơn đường ống cấp, đồng thời luôn cần có xi phông thủy lực (còn gọi là con thỏ) để ngăn mùi hôi thối (uế khí) xông lên, ảnh hưởng lớn vào trường khí của nhà. Ngoài ra, đặt ống thông hơi theo chiều đứng vượt qua mái để thoát hơi hầm cầu cũng rất quan trọng, nhà có thoáng mát mà thiếu ống thông hơi hầm cầu thì cũng khá... bốc mùi!
Bố trí ống thoát nước không nên đi qua bên dưới và bên trên khu đặt bếp nấu (Thủy khắc Hỏa) nếu có trục trặc cần sửa chữa sẽ rất ảnh hưởng tới việc làm bếp. Tương tự không nên đặt hố ga sàn nước hay chỗ rửa chén sát bếp và bàn ăn vì những miệng thu thoát nước này thường hay bị nghẹt và bám bẩn, thường xuyên phải bảo trì, ảnh hưởng đến vệ sinh và tâm lý người sử dụng.Cũng cần lưu ý đến các hồ cảnh, non bộ, bồn hoa khi cần dọn vệ sinh phải có hệ ống thoát nước để súc rửa dể dàng (Hình 4), tránh biến thành điểm Ứng Thủy.
Khi dòng nước xung quanh hướng về cửa chính theo cách “tứ thủy triều môn”(chảy song song, vòng từ hông ra trước rồi chảy đi) là hợp Phong thủy. Nhưng dòng nước thải mà lại chảy thẳng vào trước cửa theo cách “thủy trực xung môn”thì không tốt. Do vậy mỗi nhà nên tuân thủ quy định chung về tuyến thoát nước công cộng, tránh làm tùy tiện theo lợi ích riêng của mình sẽ dẫn đến các bất lợi cho nhà người khác. Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
|
Tiện ích
Thời tiết
Tỷ giá ngoại tệ
Đối tác
|